Quan điểm

Bạn đã hiểu được bao nhiêu về Blockchain và Smart Contract?

Đã có bài chúng ta đã tìm hiểu cơ bản về blockchain và Bitcoin là gì. Có thể nói, kể từ khi khái niệm về Blockchain ra đời vào cuối năm 2008, đã làm dấy lên một phong trào trong giới trẻ ưa thích công nghệ xu hướng muốn thoát bỏ sự ràng buộc của thế giới củ mang tính truyền thống đầy sự áp đặt. Để rồi từ đó, cho ra đời những khái niệm blockchain 1.0, 2.0,3.0 và 4.0.

Nếu chúng ta gọi blockchain khởi thủy là blockchain1.0 được khởi xướng bởi Satoshi Nakamoto với mục đích nhằm tạo sự tự do và an toàn trong việc tích trử, trao các đổi giá trị thuộc sỡ hữu của cá nhân như tiền, tài sản… mà không cần bị lệ thuộc hay chi phối bởi một bên thứ ba nào khác với điển hình là đồng bitcoin được mã hóa, có thể tự do trao đổi một cách an toàn, nhanh chóng, thì blockchain 2.0 được gọi là khởi đầu cho khái niệm gọi là smart contract.

Thực ra vào năm 1997, khái niệm về Smart contract đã được Nick Szabo, một khoa học gia về máy tính của Mỹ đưa ra với định nghĩa như là: “ một tập hợp các lời hứa, ở dạng kỹ thuật số và bao gồm các giao thức để các bên thực hiện những lời hứa này”.

Tuy nhiên phải đến năm 2015, tức 6 năm sau khi Satoshi Nakamoto khởi xướng nền tảng blockchain 1.0 với đồng Bitcoin, thì một anh chàng thanh niên 19 tuổi có tên Vatalik Buterin đã đề xuất một nền tảng blockchain mới, được gọi là blockchain 2.0 có tên gọi là Ethereum có nhiều đặc tính khác với Blockchain 1.0. Chính nền tảng này đã đưa khái niệm Smart contract của Nick Szabo thành hiện thực. Như vậy, với smart contract, con người không chỉ được tự do, an toàn trong việc thực hiện giao dịch với các giá trị sở hữu thuộc cá nhân mà đã mở rộng việc giao dịch đến các phạm trù mang tính cam kết và thực hiện cam kết vốn là bản chất của hợp đồng. Thí dụ tôi cam kết sẽ trả cho ai đó $5 khi họ thực hiện việc rửa xe cho tôi. Đây chính là khái niệm của smart contract.

Khởi nguồn từ nền tảng Ethereum với đồng tiền mã hóa có tên ETH đã làm bùng nổ các đồng tiền khác được sinh ra dựa trên nền tảng này mà chúng ta sẽ bàn ở phần dưới. Từ đó để phân biệt với bitcoin, người ta gọi Altcoin là những đồng coin không dùng nền tảng blockchain 1.0 của bitcoin. Tính tại thời điểm hiện tại, Vốn hóa thị trường các đồng tiền mã hóa ước đạt khoảng 1.800 tỷ USD, trong đó Bitcoin chiếm gần 60% với khoảng 1.000 tỷ. Còn lại là các đồng tiền Altcoin chiếm 40%. Trong đó ETH với vốn hóa 190 tỷ chiếm gần 11%.

Trở lại với smart contract. Theo Phòng thương mại kỷ thuật số (digital chamber of commerce), thì smart contract có tiềm năng ứng dụng vào các lỉnh vực sau: Nhận dạng kỷ thuật số (digital Identity), hồ sơ lưu trữ (records), chứng khoán (securities), phái sinh (derivatives), Thanh toán thương mại (trade finance), dữ liệu tài chính (financial data) cầm cố, thế chấp (mortgages), bằng khoán bất động sản ( Real estate title) chuổi cung ứng (supply chain), Bảo hiểm ô tô, nghiên cứu về ung thư, các thử nghiệm y học lâm sàng (clinical trials). Có thể nói là rất phong phú chứ không chỉ là dừng lại ở khái niệm hợp đồng thông minh. Người ta gọi chúng là dApps (Decentralized Applications) – các ứng dụng phi tập trung- nhằm loại trừ sự cần thiết của bên thứ ba trong các giao dịch.

Củng chính vì vậy mà các dự án dựa trên nền tảng Ethereum ra đời như nấm mọc sau mưa. Nhưng củng như các startup khác, tỷ lệ thành công của các dự án này rất thấp, thậm chí là lừa đảo. Như hình dưới đây từ trang https://www.stateofthedapps.com/ cho thấy, đến nay đã có gần 3500 dApps, hiện chỉ còn khoảng 1710 là đang hoạt động, 975 chính thức đã ngũm, 284 đang ở giai đoạn beta…. Link sau đây cho thấy các dự án gọi vốn bằng ICO ( tôi sẽ viết bài khác về việc gọi vốn này) cho đến tháng 8/2018 trăm hoa đua nở ra sao. (https://youtu.be/7dhvFjAqvDQ)

TOKEN VÀ CÁC ĐỒNG ALTCOIN

Trong thế giới các đồng tiền mã hóa ngoài bitcoin, thì rất ít dự án có đồng tiền riêng (native coins), nghĩa là đồng tiền được tạo ra dựa vào thuật toán riêng như: Ethereum (2015), EOS (2018), LISK (2016), Steem, TRON, NEO (2016-china), Ethereum classic (2016), Omni… Còn lại, rất nhiều các dự án dApps khác lại không có đồng tiền riêng, mà họ dùng cái gọi là đồng tiền quy đổi TOKEN COINS được tạo ra dựa trên nền tảng đồng tiền khác, đa phần là ETH. Các đồng này có thể kể đến như: Tether (USDT) với giá trị vốn hóa trên 40 tỷ USD tạo ra trên nền tảng Omni, hay Uniswap (UNI) với vốn hóa trên 14 tỷ tạo ra trên nền Ethereum.

Như bài trước tôi đã đề cập, các đồng token này chia làm 2 dạng: Security token và Utility token. Nói một cách dễ hiểu, thí dụ tôi xây một cái resort và tôi gọi đây là dự án XYZ. Tôi định giá trị nó là 1 triệu Token coin, và cho phát hành 1 triệu đồng XYZ coin. Đồng XYZ này được tôi quy định sẽ ăn theo đồng ETH với tỷ lệ 1 XYZ coin = 1/100 ETH. Như vậy theo giá trị hôm nay 1 ETH = 1.600 USD, như vậy đồng coin của tôi có giá 16 USD và dự án resort của tôi nếu quy đổi sẽ có giá 16 triệu USD. Tôi phát hành hồ sơ gọi là sách trắng (white paper) để gọi vốn, gọi là ICO (initial coin ofer) hay chính xác hơn là ITO (initial token offer). Ai thích thì dùng ETH để mua cái đồng XYZ coin. Có thể thấy việc phát hành này của tôi tương tự như là phát hành cổ phiếu cho dự án resort, nên đó là security token. Nhưng giã sử, tôi không xây resort mà chuyển qua làm sòng Casino ABC online và tôi quy định trong đây chỉ được dùng đồng coin ABC để chơi. Tôi lập dự án phát hành 10 triệu đồng coin ABC. Nhưng lần này tôi không dùng sàn ethereum để tạo mà tôi dùng sàn EOS để tạo coin. Theo giá hiện tại 1 EOS = 4 USD. Vậy tổng vốn hóa của sòng Casino online ABC ước tính 40 triệu USD. Tôi củng lập sách trắng và gọi vốn ITO. Như vậy những người muốn vào casino ABC phải mua đồng coin ABC. Giả sử nhu cầu chơi Casino ABC cao, nên đồng ABC khan hiếm, vì thế giá của nó có thể lên cao hơn 4 USD như khi phát hành. Như vậy, có thể thấy các loại token liên quan đến sở hửu tài sản là dạng security token, còn liên quan đến sữ dụng dịch vụ thì là dạng utility token.

THỰC CHẤT CỦA SMART CONTRACT (SM)

Từ định nghĩa của Nick Szabo, smart contract hay gọi là Hợp đồng thông minh đã được định nghĩa lại như là một chương trình máy tính tự thực thi với các điều khoản trong thỏa thuận của người mua và người bán được nhúng trực tiếp vào các dòng mã. Chương trình, cùng với thỏa thuận mà nó có, được phân phối trên một mạng blockchain phi tập trung như Ethereum hoặc Ontology. Hợp đồng thông minh sẽ tự động được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Khi mã được thực thi, hầu như không thể đảo ngược hoặc thay đổi.

Như vậy, thay vì các điều khoản được các chủ thể của hợp đồng thỏa thuận với nhau và được ghi trên giấy gọi là hợp đồng, thì tất cả điều này đã được thay bằng một dạng chương trình máy tính (software) hay nói một cách khác là bằng các dòng lệnh, code lập trình được mã hóa, nằm trong các block. Điều quan trọng là để loại trừ vai trò người thứ ba, các thỏa thuận này được tự thực thi theo một giao thức quy định trước. Và dĩ nhiên, cái gọi là SM sẽ được lưu trử theo cơ chế phân tán phi tập trung. Thí dụ, tôi mua bảo hiễm trễ chuyến bay với thỏa thuận chuyến bay trể 30 phút, hãng bảo hiểm trả cho tôi $100. Như vậy, theo quy định nếu theo dử liệu từ sân bay cho biết máy bay delay 30 phút, một cơ chế tự động trích từ tài khoản hãng bảo hiễm trả vào tài khoản của tôi $100.

Một câu hỏi đặt ra, liệu SM có giải quyết được các trường hợp vi phạm hoặc mang tính cưởng chế hay không?

Ta hãy hình dung việc sau đây: chúng ta tới máy bán nước tự động ở sân bay, bỏ tiền vào và bấm nút để mua café. Giao dịch này của ta với máy chính là một dạng smart contract. Chúng ta bỏ tiền để đổi lấy lon café và mọi việc tự động, không cần bên thứ ba. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhận được lon nước? hay nguy hơn là lon café quá date. Dĩ nhiên chúng ta đi kiện người bán máy. Ai xữ? thì chính quyền. dựa vào đâu? Không có thỏa thuận gì ràng buộc ký kết giửa ta và ông chủ máy. Vậy xử được không? Được vì khi Ông chủ lắp máy kinh doanh, Ông bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật về kinh doanh, nên không thể phủi tay trong trường hợp này.

À, như vậy có thể nói, vẫn cần chủ thể thứ ba đứng ra làm trọng tài tranh chấp nhưng đây chính là điều mà SM muốn loại trừ. Vì thế ứng dụng của SM chỉ có thể làm tốt nếu không thể có tranh chấp trong mọi trường hợp.

Kết

SM đã đem đến một khái niệm mới, mở ra nhiều ứng dụng cho đời sống của chúng ta, tạo ra nguồn thu hút vốn cho các startup, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết. Hãy chờ xem tương lai.

(Fb Lai Ho)

3/5 - (1 vote)
Thu Hà

Recent Posts

Một số thuật ngữ được sử dụng trong quá trình chơi Game NFT

Đây lại là bài viết xóa mù chữ cho dân mới vào chơi #GameNFT thường được sử…

2 years ago

6 bước cơ bản để tham gia chơi Game NFT

Trước đây khi mình bắt đầu tham gia thị trường này có 1 số cái…

2 years ago

3 cách tự tìm Game NFT mà không cần nghe ai Shill hay Seeding

Đây chỉ là một thủ thuật nhỏ giúp cho bạn tự mình tìm được game…

2 years ago

[Thảo luận] Vấn đề của Game NFT hiện nay đang gặp phải?!

Chào anh chị em, hôm nay mình tiếp tục chủ đề về GameFi và các…

2 years ago

Tản mạn về Crypto, coin, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền ảo

Tản mạn về Crypto, coin, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền ảo... vân…

2 years ago

Trả lời một số câu hỏi ở thị trường Crypto?

Trả lời một số câu hỏi ở thị trường Crypto mà nhiều bạn đã hỏi…

2 years ago