Giành cho bạn nào đã, đang và sẽ học phân tích kỹ thuật để phân tích trong thị trường tài chính nói chung. Bài viết ngắn dưới đây mình tin là sẽ cho các bạn một cái nhìn khá thú vị với trường phái phân tích và mình nghĩ là nó đáng để chia sẻ hơn là chia sẻ một phương pháp hay một cách thức cụ thể trong vô vàn cách phân tích kỹ thuật mà các nhà giao dịch tài chính hay dùng. Có thể những thứ viết dưới đây nhiều nhà giao dịch không muốn nói cho bạn biết hoặc không biết để nói.
Phân tích thị trường tài chính nói chung được chia ra 2 loại cơ bản gồm phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật (một số tác giả có thêm cả phân tích tâm lý và một số loại phân tích mới nổi ở trên thị trường crypto). Và đương nhiên người theo một trong hai trường phái này thường có những cuộc tranh luận lời qua tiếng lại giữa hai trường phái (theo mình là chả có ông nào đúng cũng chả có ông nào sai)
Quan điểm cá nhân của mình là các bạn hãy hiểu phân tích cơ bản như là một cái la bàn định hướng đường dài. Vì sao mình nói vậy thì mình sẽ lấy ví dụ 2 loại thị trường mà các nhà đầu tư đang quan tâm lúc này đó là crypto và chứng khoán.
Với chứng khoán: việc phân tích cơ bản sẽ giúp bạn định giá được doanh nghiệp, định giá được cổ phiếu hiện tại và từ đó bạn đem so sánh với từng ngành, tốc độ tăng trưởng của công ty so với tốc độ tăng trưởng của ngành….để bạn có thể biết được giá giao dịch hiện tại trên thị trường là thấp hay cao so với định giá và nếu cao thì tại sao, thấp thì tại sao. Ngoài ra bạn còn định giá kỳ vọng trong tương lai, định hướng tầm nhìn 3 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm…Có thể lấy một ví dụ như trong 10 cổ phiếu tăng trưởng cao nhất 10 năm qua thì TV2 có sự vượt trội khi tăng 59,4 lần. Vậy với tốc độ tăng trưởng như vậy thì chắc chắn phải có một câu chuyện đằng sau công ty đó (kể cả cổ phiếu đó bị lái). Vậy nên phân tích cơ bản giúp bạn định hướng tầm nhìn được trong dài hạn và kỳ vọng của một câu chuyện sau khi công ty đó hoàn thành.
Với cryoto thì việc những token mới list trên những sàn lớn như Binance, Huobi, FTX…thì việc mà tăng trưởng hàng chục lần là chuyện không hiếm nhưng đã list lâu mà tự dưng tăng trưởng liên tục hàng chục thậm chí cả trăm lần thì đứng sau nó cũng là một câu chuyện. Và đầu tư trong dài hạn đó chính là việc đi tìm câu chuyện ẩn đằng sau, hiểu câu chuyện đằng sau và kỳ vọng câu chuyện đằng sau.
Vậy nên phân tích cơ bản giống như việc bạn leo lên đỉnh núi, từ trên cao nhìn xuống để định hướng con đường đi, hướng đi và đích đến trong một hành trình dài.
Bên cạnh phân tích cơ bản thì còn có phân tích kỹ thuật. Quan điểm cá nhân của mình là phân tích kỹ thuật giống như bạn đang đứng ở một vị trí trong một khu rừng, bạn sẽ phải tìm cách đi theo đường nào để tới đích ngắn nhấn dựa vào các mốc định hướng như dòng sông, con suối bụi cây…Hay nói cách khác là tối ưu việc thực hiện đường đi của bạn sao cho hạn chế được rủi ro thấp nhất với lực của bạn đang có.
Với phân tích kỹ thuật thì quá trình nó chia ra như sau (5 bước theo thứ tự của người giao dịch)
– Phân tích được tại vị trí hiện tại thì giá có thể tăng hay giảm
– Tăng giá hay giảm giá tới mức nào (dự đoán các mức mục tiêu -Target)
– Tìm được một điểm vào hợp lý (mình hay nói là tối ưu điểm vào lệnh – Entry)
– Hạn chế rủi ro (tối ưu Stop loss)
– Dự đoán được khoảng thời gian mà phân tích của bản thân đi tới đích.
Đa số việc phân tích hay các khóa học hiện tại đều trang bị cho các bạn một phương pháp phân tích kỹ thuật, có người dùng một, có người dùng hai thậm chí có người dùng 7-8 phương pháp khác nhau để phân tích nhưng vấn đề là những thứ đó đều đưa tới 5 điều trên. Vậy câu hỏi là các khóa học bạn đã xem, tài liệu bạn đã xem đã cho bạn đủ từ bước 1 tới bước 5 chưa? Mình thấy đa số sách hay video khóa học sẽ cho bạn bước 1 và bước 2 còn bước 3, 4 và 5 thì đó là kinh nghiệm của bạn, sự trải nghiệm trên thị trường và hiếm khi có người chia sẻ cho bạn. Trong đó hai bước cuối là quan trọng nhất, bước 4 là hạn chế rủi ro bảo vệ túi tiền còn bước 5 là tối ưu lợi nhuận (bước 5 chứ không phải bước 3 nhé). Mình lấy ví dụ như này cho dễ hiểu. Một mã bạn cầm trong 1 tháng nó tăng giá gấp đôi và sau đó bạn chuyển qua 1 mã khác cũng tăng gấp ba sau 2 tháng sẽ tối đa được lợi nhuận hơn cả việc một mã bạn cầm trong 3 tháng mà nó tăng gấp 3. Vì vậy một nấc thang cuối là việc dự báo nó tăng hay giảm, tăng hay giảm tới bao nhiêu thì còn một mảng rất lớn đó chính là dự báo thời gian hay phân tích thời gian đạt được mục tiêu. Các phương pháp bạn thường dùng là đang dự báo mục tiêu đạt được chứ không phải cho bạn cái cách dự báo thời gian đạt được mục tiêu đó. Vậy nên muốn đến bước cuối của phân tích kỹ thuật thì chỉ có rèn luyện trên thị trường thật nhiều và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Chứ nếu bạn đang phân tích mà nó đạt target, nó đi đúng hướng thì đó chỉ là bước 1, bước 2, đó đang chỉ là bề nổi của tảng băng chìm (cái bước 4 bước 5 bọn pro nó giấu kĩ lắm nhé). Và cá nhân mình cũng chỉ đang dừng ở bước 1 và bước 2 còn chưa xong (minh họa ảnh dưới mặc dù đạt target 1 từ entry nhưng sau khi đạt target 1 lại quay về cán stop loss rồi mới phi lên cán tất cả target, vấn đề là tại sao lại cán gần như khớp kiểu bị quét stop loss rồi lại quay ngược lên, đó mình vẫn chưa thể nào tối ưu được stop loss này). Bạn đang ở bước mấy?
Cre: Fb Giáp Đức Long