Bài này chia sẻ với mọi người là không thực chiến mấy, hơi lý thuyết nhưng sẽ giúp mọi người lúc thảo luận với team/cty về vai trò của Community (Discord/Twitter/Facebook Group…) cho dự án của mọi người và chỉ cho sếp của bạn thấy là Community có mang về tiền cho công ty chứ không phải chỉ kéo tương tác cho vui
LÝ DO MÌNH ĐI TÌM HIỂU VỀ NGHỀ COMMUNITY MANAGER
Ở Việt Nam thì khái niệm Community Manager (CM) vẫn còn khá lạ lẫm, mọi người sẽ quen với khái niệm admin Group, chủ Group… hoặc nhiều khi thấy mấy dự án Game vô tuyển Community Manager mà công việc phần nhiều là chăm sóc khách hàng, giải quyết sự cố, shill kèo và seeding tạo không khí hân hoan cho người chơi.
Thậm chí đến cả mình trước đây cũng nghĩ Community chủ yếu là kéo tương tác, xây dựng sân chơi cho anh em, tạo dựng cộng đồng những người cùng chí hướng để có thể chia sẻ. Về mặt vui chơi giải trí thì nghĩ vậy cũng ổn, CHO TỚI KHI sếp/bạn bè sẽ hỏi là: Community như vậy thì giá trị mang lại cho doanh nghiệp sẽ được đo đếm như thế nào? Hay chỉ làm được mấy Community kiểu ảnh hề hước, meme, tâm sự giựt chồng…
Thế là mình phải xách đích đi tìm hiểu mới biết được 3 Level của 1 Community theo CMXHub (một trong những nơi đầu tiên nói về Community Manager như là một nghề thực thụ, trước cả khi các dự án Crypto ra đời)
3 Level của 1 Community (dựa theo framework của CMXHub) bao gồm:
BUSINESS LEVEL – LEVEL DOANH NGHIỆP
Ở Level này phải xác định hướng đi của Cộng đồng thỏa nhu cầu của doanh nghiệp (Ví dụ: Cộng đồng săn sale Sộp Pe, Cộng đồng Figma, Cộng đồng người sử dụng Notion…) để nhận được sự hỗ trợ từ anh em bên trong công ty. Chứ nhiều khi nảy ra ý tưởng là 1 cái Cộng đồng vui vui như kiểu Hội anh em chơi nồi cơm điện thì khó thuyết phục các sếp đổ tiền mà làm cộng đồng.
Cụ thể là nằm trong 6 nhóm mục tiêu sau, viết tắt là SPACES:
- Support: Tập trung để chăm sóc khách hàng, và giảm chi phí, để khách/thành viên tự support nhau.
- Product: Lắng nghe/thu thập đóng góp và insight từ người dùng để cải tiến sản phẩm.
- Acquisition: Kéo người dùng mới thông qua những trải nghiệm/sự kiện trong cộng đồng hoặc nâng tầm của Brand.
- Contribution: Tăng đóng của người dùng vào trong Cộng đồng/Sản phẩm của doanh nghiệp. Vi dụ cộng đồng Canva share template, hình ảnh để dùng trong Canva…
- Engagement: Tăng tương tác cả trong và ngoài của doanh nghiệp (cái này thì dễ thấy nhất).
- Success: Kết nối những người dùng đã thành công hay sử dụng thành thạo sản phẩm để chia sẻ kinh nghiệm, giúp người dùng mới học cách sử dụng sản phẩm nhanh hơn và mở rộng tệp khach hàng.
COMMUNITY LEVEL – LEVEL CỘNG ĐỒNG
Sau khi xác định rõ chiến lược & vai trò của Community cho doanh nghiệp, level tiếp theo là xây dựng công đồng. Trụ cột sẽ bắt đầu bằng các yếu tố
- Content: Nội dung chuẩn bị trước để người dùng co thể tham gia đọc, nghiên cứu, chủ yếu là 1 chiều. Ví dụ: Blogs, Newsletter, Podcast, Video training…
- Chương trình cho Thành viên: ở cả hai dạng là kết nối và tương tác thời gian thực (AMA, livestream, talkshow) hoặc hỏi/chia sẻ trước sau đó mới có người trả lời (dạng này trong Group/Forum… sẽ thấy nhiều hơn). Như sắp tới Group có cái Talkshow để tương tác trực tiếp với Members hoặc các chủ đề thảo luận sâu cho mọi người cùng trao đổi.
- Đo đếm kết quả: Tùy theo mục tiêu ở Business Level là gì thì sẽ đo đếm kết quả cho phù hợp vì phải có số mang ra nói thì sếp hay anh em trong team mới tin. Ví dụ mục tiêu Businesss Level là kéo thêm người mới về chơi Game, thì content, các hoạt động/sự kiện phải triển khai đo xem là bao nhiêu người tham gia event thành người chơi, chủ đề nào kéo được nhiều người chơi nhất, bài viết nào convert được nhiều lead nhất…
TACTICAL LEVEL – LEVEL THỰC THI
Level này bao gồm các công việc được thực hiện hàng ngày để triển khai những thứ đã đặt ra ở Business & Community Level (duyệt bài nè, lên content nè, tuyển thành viên nè, đi shill kèo nè….)
Level này khá phổ biến ở Việt Nam nên mình sẽ không chia sẻ nhiều, do có nhiều Group/Community đã làm khá ổn Level này rồi. Lưu ý là cũng phải đo đếm chỉ số cho từng hoạt động để phục vụ Community level & Business Level. Nhiều khi 100k thành viên mà không hoạt động, không convert được thành khách hàng thì cũng khó nói chuyện với sếp.
–
Tới đây xin tạm gác lại bài viết không hề “thực chiến” mà chỉ dành để thấy vai trò của Community Manager khá quan trọng trong các dự án, và công việc còn nhiều hơn là đi ngồi bình luận & shill kèo 🤤 Cũng hy vọng sau này CM sẽ được đón nhận như 1 nghề thực thụ để có thể cùng phát triển với các dự án.
Đặc biệt là một số Group ở VN mình thấy các bạn làm quá tốt, quá thực chiến, nếu đi theo con đường Community Manager thì tương lai sẽ nhiều rộng mở (Ví dụ Group Tâm sự Con sen về nghề Content, group Bạn đã có việc làm chưa, Group Notion Việt Nam, group Nghiện Setup…)
Author: Trần Ngọc Linh – Cryto marketing thực chiến