Mình đã suy nghĩ rất nhiều khi quyết định viết series này. Vì bạn có thể sẽ biết được nhiều góc khuất mà những người trong ngành không muốn bạn biết.
Mình sẽ giới thiệu bản thân bằng 1 bức ảnh và bạn có thể check lại các bài viết của mình để xem hiệu ứng làm marketing của mình. Hoặc đơn giản hãy xem mình là “Mr. Nobody” – 1 người giấu mặt nào đó sẽ tiết lộ những thứ mà ít ai dám nói ở crypto.
Nếu bạn dám chấp nhận sự thật, đó là lúc tình yêu bắt đầu.
Hãy bắt đầu bằng khái niệm “Don’t be Evil” của Web2.
Mọi thứ bắt đầu từ những năm 2001 khi văn hoá “Miễn Phí” bắt đầu xuất hiện từ dự án StartUp “Napster”.
Đây là một trong những dự án đầu tiên cùng với BitTorrent tạo nên văn hoá DownLoad Lậu.
Kể từ thời điểm đó, người dùng thay vì đi mua băng đĩa thì họ lại có 1 tư duy khác: “Có nhất thiết bỏ tiền mua khi bây giờ đã được lấy miễn phí?”.
Từ đó đến nay, mọi thứ thông tin ngày càng trở nên nhiều, đa dạng và dày hơn nhờ văn hoá “Miễn Phí” này.
Những thứ liên quan đến cảm xúc tạo ra những hành vi gây nghiện và dễ lan toả nên các lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh sau khi có văn hoá Miễn Phí như được bùng nổ hơn.
Văn hoá “Miễn Phí” từ thời điểm đó tạo nên 1 cơ hội mới cho thị trường: “Ai có cộng đồng, họ có tất cả”.
Khi các dự án lớn thu hút được lượng user từ văn hoá “Miễn Phí” đã tạo ra 1 khái niệm Internet mới – “Don’t be Evil (Đừng làm kẻ xấu nhé).
Đây là khái niệm khi bạn đang đặt niềm tin vào “những người tốt” khổng lồ để họ không sử dụng thông tin cá nhân của bạn làm việc xấu.
Tuy nhiên, giọt nước “Niềm Tin” đã tràn ly khi liên tục các vụ kiện tụng về việc bán thông tin khách hàng, nổi cộm là Facebook đã khiến người dùng rơi vào trạng thái cần 1 giải pháp mới.
Thế hệ web3 – nơi có sự hiện hữu của Blockchain ra đời đã tạo ra văn hoá “Can’t be Evil” (Không thể làm kẻ xấu – tức là thay vì tin ai đó thì mọi thứ sẽ được mã hoá).
Văn hoá này nhận được hưởng ứng của mọi người và đặc biệt nó đẩy lòng tham lên cực độ – nơi mà bạn có thể làm mọi thứ để đạt được thứ mình muốn thậm chí còn nhận được sự ủng hộ.
Văn hoá “Cheater” và “Bribe” lên ngôi!
Điều này thể hiện rõ nhất khi bạn khi chơi Airdrop, IDO thậm chí còn thể hiện rõ nhất ở Curve War khi chế độ “Hối Lộ” (Bribe) được hướng ứng mạnh mẽ để giành quyền biểu quyết trong protocol.
Hãy nhớ rằng đây là Crypto!
Nó xuất phát từ vấn đề bị kiểm soát để được tự do. Khi quá tự do, mọi thứ được gọi là “Lẽ Phải” thậm chí sẽ không được cả CP bảo vệ.
Bạn không thể đem đạo đức đến ở 1 nơi nói chuyện bằng Mã Hoá và Thuật Toán.
Muốn gì thì lên blockchain xem :))
Đó là còn chưa kể đến vấn đề Money Game, Hacker, RugPull, X.iên Dev, Văn Hoá Toxic,…
Ở các tập tiếp theo, mình sẽ đi sâu hơn về nhiều sự thật trước khi phân tích các góc “Màu Hồng” ở crypto!
Hẹn bạn ở tập 2: Kiến Thức của Quỷ.
Author: Tín Nguyễn – Crypto Marketing thực chiến