Đôi lời giới thiệu, mình là Trường Sơn, một cậu nhóc sinh viên GenZ đã chập chững bước trong cái thị trường đầy sóng gió này đã hơn 1 năm. Dẫu biết câu chuyện đầu tư khó có thể dành cho giới trẻ, nhưng mình đã thử bước chân vào thị trường này. Và cho đến nay, mình vẫn rất biết ơn bản thân vì sự liều lĩnh ngày ấy.
Mình biết rằng trong group chúng ta có khá nhiều người chưa tham gia hoặc chỉ mới tham gia vào thị trường. Do đó, mình muốn chia sẻ bài viết này như là một góc nhìn về crypto qua đôi mắt của một “nhà đầu tư” thuộc thế hệ GenZ. Vậy, cùng mình bắt đầu nhé.
HÃY NHÌN BỨC TRANH TOÀN CẢNH TRƯỚC KHI ĐI VÀO TỪNG MẢNH GHÉP
Thị trường Crypto rất rộng lớn, ít nhất là mình. Không chỉ lớn, nó còn chuyển động rất nhanh nữa. Có một câu nói đùa rằng “10 năm trong chứng khoán chỉ tương đương với 1 năm trong crypto”.
Vậy nên, khi mới bắt đầu với thị trường. Đừng đâm đầu đi tìm kiếm đồng coin nào nên mua, ngày mai nên long hay short, Bitcoin sắp về đồ đá chưa?… Thứ mà chúng ta nên quan tâm là kiến thức tổng quan của thị trường, cụ thể là định nghĩa của những mảnh ghép lớn. Một số keyword cho mọi người là: DeFi, NFT, Web3, DAO,…
Việc phân category ra giúp bạn dễ đi sâu hơn vào các dự án trong một mảng. Có thể so sánh điểm mạnh, yếu của từng bên và đưa ra kết luận. Với những ai làm content, đây đã là 1 mỏ content để khai thác.
Nếu không thích chọn category, các bạn có thể chọn cách chỉ chuyên nghiên cứu 1 hệ sinh thái. Cách này sẽ yêu cầu bạn một chút kiến thức về dòng tiền, về cấu trúc DeFi của hệ. Nhưng, phạm vi nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn cách category trên (vì category phải nghiên cứu trên nhiều hệ.)
Với cá nhân mình, ban đầu mình đã chọn hệ sinh thái Avalanche để deep dive vào và khai thác nội dung. Hiện tại, mình đã chuyển sang đi theo hướng category. Hãy thử 1 trong 2 cách trên và chọn cho mình 1 cách phù hợp với bản thân, bởi tập trung vào 1 lối đi sẽ giúp bạn làm content dễ hơn đấy.
ĐÃ CÓ MINDSET, NHƯNG PHẢI HỌC TỪ ĐÂU?
May mắn thay thế hệ chúng ta lại có một công cụ học tập vô cùng thần kỳ mà các thế hệ trước không hề có – Internet. Thật vậy, kiến thức crypto tràn ngập trên Internet. Hãy thử search “Web3 là gì?”. Sẽ có vô vàn trang web để bạn tha hồ nghiên cứu.
Bên cạnh, bạn nên tập làm quen với Twitter. Mạng xã hội này sẽ cho bạn những insight “độc”, những phát biểu mang tính cá nhân hóa mà không trang web nào có được. Tìm kiếm những insight đó từ các KOL trong category hay trong hệ sinh thái bạn đang follow.
(Hoặc bạn cũng có thể build cho mình thành một KOL của hệ, đã có một bài của bạn Trần Ngọc Linh trong group chúng ta bàn về chủ đề này. Rất là hay luôn).
Ngoài ra, ông cha ta còn có câu “Học thầy không tày học bạn”. Học từ các KOL thôi là không đủ. Hãy tìm cho mình một cộng đồng để tham gia vào. Tin mình đi, điều này sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều đấy. Đừng ngại đặt câu hỏi, bởi sẽ không ai cười bạn đâu. Một số cộng đồng mình đề xuất là CoinF chúng mình (tự sướng hehe), Coin98, Coin68, Kiwigroup,… Hiện đã có rất nhiều cộng đồng, hãy chọn cho mình một cộng đồng thật phù hợp nhé.
Với các bạn làm content, chẳng phải biết đám đông đang nói về chủ đề gì sẽ giúp các bạn chọn chủ đề phù hợp không hay sao.
CUỐI CÙNG, ĐẦU TƯ THẬN TRỌNG
Để mà nói “tui hiểu thị trường mà hong cần đầu tư” thì thật là hư cấu :)) Mọi bài học và kinh nghiệm đều đi kèm với cái giá, và cái giá ở đây là những lần đu đỉnh, chuyển nhầm địa chỉ, mua nhầm token,…
Trong marketing, chúng ta luôn đề cao chữ “thật” và chữ “cảm” phải không ạ? Do đó, đầu tư là yếu tố chúng ta nhất định phải làm.
Nhưng, chúng ta có quyền quản lí vốn, quản lí danh mục của mình. Tìm hiểu trước khi đầu tư, hạn chế mất tiền oan vì những lỗi “ngu ngok” bằng cách tự thân hoặc nhờ vào cộng đồng ở trên.
BÀN THÊM VỀ MẢNG CONTENT CỦA THỊ TRƯỜNG CRYPTO
Mình sẽ miêu tả ngắn gọn thôi các bạn ạ: Rất tiềm năng. Chị Lynn Hoàng đã cho biết rằng số người tham gia thị trường crypto đang tăng theo cấp số nhân. Vì thế, không có lý do nào “chê” mảng content crypto trong tương lai được.
Hiện tại, các bạn hãy thử lên trang Upwork và tìm các job có liên quan đến crypto. Bạn sẽ nhận ra rằng các job về content đang chiếm đa số, với mức lương không thể hậu hĩnh hơn (Nhưng điều này còn liên quan đến profile của bạn trên nền tảng, hãy thử tìm hiểu nhé). Chị Uông Thục Quyên cũng đã có một bài viết rất hay về công việc CM (Community Manager) trong group.
Trên đây bài viết trên đã chia sẻ về các kinh nghiệm mình học được sau quãng thời gian trong thị trường. Nếu mọi người muốn thêm về chủ đề gì, hãy comment cho mình biết nhé. Thật vui nếu bài viết đóng góp được chút ít gì trong group của chúng ta.
Author: Trường Sơn – Crypto marketing thực chiến