Thật ra từ khi mới thành lập thì Satoshi Nakamoto đã xem Blockchain là giải pháp để thoát khỏi sự kiểm soát & thao túng của chính phủ các nước. Công nghệ này chứng minh giá trị của nó bằng cách bảo vệ một tài sản có tên gọi là Bitcoin(BTC) khỏi tất cả các chế tài của hệ thống pháp lý thời đó. Vì sự độc lập, tự chủ này tài sản mã hoá (Crypto) ấy đã trở thành biểu tượng của một mô hình kinh tế phi chính phủ.
Ẩn danh trong concept Blockchain của Satoshi có thể nói là cái gai trong mắt các nhà cầm quyền vì họ không thể thực hiện chức năng quản trị các mô hình tài sản ngày càng có giá trị cao trong không gian ấy. Hàng loạt các cuộc truy lùng nhằm vào cá nhân nhà sáng lập này đã khiến ông ta từ bỏ tư cách đó ngay từ những ngày đầu tiên. Cho đến hôm nay như một câu chuyện sử thi các thế hệ blockchain kế thừa dù thay đổi nhiều concept nhưng “ẩn danh” vẫn là một tấm khiên mà không một tổ chức phát hành nào từ bỏ để đảm bảo sự an toàn nhất định trước các chế tài của pháp luật. Kèm theo đó là sự biến tướng của việc tận dụng các quyền tự do trong không gian mật mã của các mô hình tội phạm trong Blockchain. Giới tội phạm công nghệ xem cộng đồng đang lớn dần của Blockchain là một “Miền tây hoang dã” Và Crypto là công cụ để “đào” mỏ vàng ấy. Nên từ rất lâu rồi Crypto luôn chịu điều tiếng về các trò gian lận hoặc rửa tiền của các nhóm tội phạm tài chính.
Trở lại với câu chuyện BTC, sự thành công của mô hình này luôn là tâm điểm khi nói về Blockchain. Từ khi thành lập thì rất ít người nói về công nghệ đằng sau nó trừ những “insider”. Bài viết này muốn nhấn mạnh rằng trong mô hình đầu tiên của Crypto nó là một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị toàn cầu năm 2008 mà hậu quả của nó đến từ việc thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ & chính phủ các nước. Với những ai am hiểu và là nạn nhân của các cuộc thao túng thời đó đều nhận thấy “key word” trong sách trắng của Btc. Kinh khủng hơn là làn sóng ấy ngày càng được đón nhận rộng rãi. Không đơn thuần là sự “ngộ” được giá trị của bài học đầu tiên mà các thế hệ Crypto enthusiast sau này họ đến với Crypto vì rất nhiều lý do khác nhau do tính phái sinh của thị trường này quá lớn. Thậm chí nhiều người “mới” còn chưa phân biệt rõ Crypto & Blockchain. Trong quá trình nghiên cứu về công nghệ này thì giới cầm quyền đã nhận thấy rất nhiều thứ để ứng dụng nếu Blockchain được sử dụng đúng theo cách của họ.
Những tính năng chủ đạo trong Blockchain như minh bạch, tự động, giảm chi phí lao động…là thứ mà các nền kinh tế lớn, quy mô quản lý, chi phí quản lý cực lớn cần phải cải tiến nhanh chóng. Đó là lý do vì sao các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu Blockchain được xúc tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên các mô hình được khuyến khích phát triển là những mô hình non- Crypto. Nói thẳng ra là có thể định danh quản lý được. Hãy tưởng tượng đến một ngày tất cả hoạt động thường nhật của bạn đều được ghi lại trên Blockchain. Các cơ chế quản lý lúc này cũng tự động hoá được hỗ trợ bởi công nghệ AI hay lập trình trên smartcontract…
Nhưng thực tế cộng đồng quan tâm điều gì?
Mối quan hệ mật thiết giữa Blockchain & Crypto là bất biến và không thể phủ nhận. Sẽ thật khôi hài khi tách biệt Crypto ra khỏi Blockchain. Để quản lý và thực thi các biện pháp chế tài bằng pháp luật theo cá nhân tôi thì khung pháp lý ấy phải bao quát toàn bộ các khía cạnh mà Blockchain tương tác được bao gồm cả Crypto. Nếu một dự án Crypto tuân thủ theo các nguyên tắc pháp luật thì đó là dự án có sự bảo hộ về pháp lý cao. Hãy tìm cách để hướng cộng đồng Crypto theo cách khả thi nhất có thể hơn là tách biệt họ khỏi bản đồ Blockchain Việt Nam!
P/s: Bài viết mang quan điểm cá nhân. Không nhằm mục đích cổ suý cho hội nhóm nào hoạt động trong không gian Blockchain hiện nay.
Author: Fb Victor Nguyễn