Nghiện Chấm Nét
  • Home
  • Blockchain
    • All
    • Crypto
    • Gaming Guild
    • Metaverse
    • NFT
    • NFT Game
    • Quan điểm

    A.I và chủ nghĩa thực dân kiểu mới

    4 lý do lớn hủy diệt các công ty khởi nghiệp

    Gợi ý lựa chọn mô hình khởi nghiệp trong năm 2023

    Web3 Marketer có nên chuyển hướng sang xây dựng Facebook?

    Một Content Writer Blockchain khác content writer các lĩnh vực khác như thế nào?

    NFT Marketing “tự thân vận động”

  • Marketing
    • All
    • Ads

    10 điều bạn cần tự thấm khi làm nghề Marketing (hay nghề gì đi nữa)

    Đừng bắt Ads gánh 95% trách nhiệm cho thành công của sản phẩm, dịch vụ nữa

    Hiểu hơn về bản chất của tối ưu Facebook Ads

    Mình đã quyết định nghỉ việc làm trưởng phòng Marketing như thế nào?

    Xây dựng cộng đồng theo tháp nhu cầu Maslow

    Crypto Ads: Target users trong thị trường Crypto như thế nào?

    Trending Tags

    • Golden Globes
    • Game of Thrones
    • MotoGP 2017
    • eSports
    • Fashion Week
  • MMO
    • All
    • Affiliate

    Đào sâu vào ngách Search Engine Evaluator (Phần 1)

    Tâm sự, chia sẻ cách làm Affiliate ra tiền cho người mới bắt đầu

    KOC – Vua của mọi nghề

    3 ngách Affiliate tạo thu nhập khủng

    6 năm chạy Ads mình rút ra điều gì?

    Trọng điểm cần lưu ý về Affiliate nước ngoài cho người mới bắt đầu

    Trending Tags

    • Trump Inauguration
    • United Stated
    • White House
    • Market Stories
    • Election Results
  • SEO

    Trending Tags

    • Nintendo Switch
    • CES 2017
    • Playstation 4 Pro
    • Mark Zuckerberg
  • Khác
  • Lời ngỏ
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Home
  • Blockchain
    • All
    • Crypto
    • Gaming Guild
    • Metaverse
    • NFT
    • NFT Game
    • Quan điểm

    A.I và chủ nghĩa thực dân kiểu mới

    4 lý do lớn hủy diệt các công ty khởi nghiệp

    Gợi ý lựa chọn mô hình khởi nghiệp trong năm 2023

    Web3 Marketer có nên chuyển hướng sang xây dựng Facebook?

    Một Content Writer Blockchain khác content writer các lĩnh vực khác như thế nào?

    NFT Marketing “tự thân vận động”

  • Marketing
    • All
    • Ads

    10 điều bạn cần tự thấm khi làm nghề Marketing (hay nghề gì đi nữa)

    Đừng bắt Ads gánh 95% trách nhiệm cho thành công của sản phẩm, dịch vụ nữa

    Hiểu hơn về bản chất của tối ưu Facebook Ads

    Mình đã quyết định nghỉ việc làm trưởng phòng Marketing như thế nào?

    Xây dựng cộng đồng theo tháp nhu cầu Maslow

    Crypto Ads: Target users trong thị trường Crypto như thế nào?

    Trending Tags

    • Golden Globes
    • Game of Thrones
    • MotoGP 2017
    • eSports
    • Fashion Week
  • MMO
    • All
    • Affiliate

    Đào sâu vào ngách Search Engine Evaluator (Phần 1)

    Tâm sự, chia sẻ cách làm Affiliate ra tiền cho người mới bắt đầu

    KOC – Vua của mọi nghề

    3 ngách Affiliate tạo thu nhập khủng

    6 năm chạy Ads mình rút ra điều gì?

    Trọng điểm cần lưu ý về Affiliate nước ngoài cho người mới bắt đầu

    Trending Tags

    • Trump Inauguration
    • United Stated
    • White House
    • Market Stories
    • Election Results
  • SEO

    Trending Tags

    • Nintendo Switch
    • CES 2017
    • Playstation 4 Pro
    • Mark Zuckerberg
  • Khác
  • Lời ngỏ
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Nghiện Chấm Nét
No Result
View All Result
Home Blockchain Quan điểm

5 yếu tố vĩ mô thế giới ảnh hưởng đến thị trường Crypto như thế nào?

Trang Thu by Trang Thu
11 Tháng Sáu, 2022
in Quan điểm
0
0
SHARES
4
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung chính

  1. 1. Yếu tố vĩ mô đầu tiên cần được chú ý là điều không cần bàn cãi
  2. 2. Yếu tố vĩ mô thứ haicần được chú ý là chỉ số lạm phát ở Hoa Kỳ
  3. 3. Yếu tố vĩ mô thứ 3 cần được chú ý và đó là bất cứ điều gì có thể gây ra lạm phát mạnh hơn
  4. 4. Yếu tố vĩ mô thứ 4 cần được chú ý là chỉ số tỉ lệ thất nghiệp hay còn gọi là báo cáo việc làm cùng với các chỉ số liên quan đến việc làm khác
  5. 5. Yếu tố vĩ mô thứ 5 đó là thu nhập của các công ty công nghệ
5/5 - (1 bình chọn)

Gần đây, tất cả các thị trường tài sản (asset markets) bao gồm cả thị trường Chứng khoán và TT Tiền mã hóa đang chuyển động trong giai đoạn khó khăn, phản ứng với các yếu tố vĩ mô (macro factors) giống nhau. Đó là lý do tại sao hôm nay tôi muốn chia sẻ 1 góc nhìn tổng quan về tình hình vĩ mô hiện tại và cho bạn biết chính xác những yếu tố vĩ mô nào cần được theo dõi và cho bạn biết chúng có thể ảnh hưởng đến TT Tiền mã hóa như thế nào.

Hãy bắt đầu với một cái nhìn tổng quan về tình hình vĩ mô hiện tại. Đối với những người không biết vĩ mô (macro) là viết tắt của kinh tế học vĩ mô (macroeconomics) và về cơ bản nó liên quan đến việc phân tích nền kinh tế qua góc nhìn tổng thể từ trên cao (bird’s eye view). Các yếu tố vĩ mô bao gồm những thứ như lạm phát, các vấn đề chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động, thiếu nguyên liệu, các thay đổi chính sách trong nước và xung đột quốc tế. Và thực tế thì tất cả các yếu tố nêu trên đều đang có vấn đề ngay tại thời điểm này. Bạn không cần phải là một nhà kinh tế học để hiểu rằng những yếu tố vĩ mô này có tiềm năng điều khiển thị trường tài sản, cũng như thị trường Chứng khoán hoặc thị trường Tiền mã hóa. Tuy nhiên, có một số mối tương quan để hiểu chính xác cách các yếu tố vĩ mô này tương tác với nhau như thế nào, đặc biệt là khi chúng dường như có cùng tác động đến việc định giá mọi tài sản.

Các nhà đầu tư trên diện rộng đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong môi trường vĩ mô hiện nay. Điều kỳ lạ có lẽ là điều này chưa thực sự xảy ra trước đây. Bạn thấy trong lịch sử trái phiếu chính phủ và vàng (hay kim loại hiếm) là những tài sản tốt để nắm giữ trong tình hình thế giới biến động. Nhưng khoảng thời gian gần đây cả hai đều không có kết quả khả quan. Ngay cả bất động sản cũng đang bắt đầu có dấu hiệu suy yếu ở một số quốc gia.

Có vẻ như điều khiến tất cả tài sản di chuyển song hành bắt nguồn một yếu tố vĩ mô quan trọng mà tất cả chúng đều có điểm chung và đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cụ thể là chính sách tiền tệ của họ. Người ta tin rằng mối liên hệ giữa các loại tài sản là do hàng nghìn tỷ đô la mà FED đã bơm vào nền kinh tế để đối phó với đại dịch Covid-19 bằng cách cắt giảm lãi suất xuống 0%. Hàng nghìn tỷ này chắc chắn đã tìm được đường đầu tư vào hầu hết mọi loại tài sản và bây giờ khi FED bắt đầu tăng lãi suất thì hàng nghìn tỷ này đang dần bị rút ra khỏi tất cả các thị trường. Gần như mọi thứ đã sụp đổ kể từ tháng 11/2021, khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết FED sẽ bắt đầu tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. Vì các nhà đầu tư thường đang xem xét tất cả các yếu tố vĩ mô mà tôi đã đề cập trước đó qua lăng kính của FED và tự hỏi liệu chúng có dẫn đến việc FED tăng hoặc giảm lãi suất để đối phó hay không. Khi FED tăng lãi suất có nghĩa là thị trường tài sản có khả năng sụp đổ, trong khi bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy lãi suất sẽ giảm đều dẫn đến một đợt tăng giá. Đây là lý do tại sao một bài báo gần đây của Bloomberg cho biết rằng sự khó khăn đang buộc mọi nhà đầu tư phải quan sát các yếu tố vĩ mô. Khi bạn sẽ sớm thấy mô hình kinh tế mới này có nghĩa là một số yếu tố vĩ mô khách quan mà nói là tích cực nhưng lại bị coi là tiêu cực trong mắt các nhà đầu tư, đơn giản chỉ vì phản ứng giả định của FED.

1. Yếu tố vĩ mô đầu tiên cần được chú ý là điều không cần bàn cãi

Đó chính là các cuộc họp báo hàng tháng của FED cùng với biên bản báo cáo các cuộc họp. Đó là nơi mà FED công bố các quyết định về lãi suất.

• Nếu thông báo lãi suất của FED phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư, thị trường tài sản có xu hướng tăng nhẹ. Và đó là bởi vì các nhà đầu tư yêu thích sự chắc chắn hơn bất cứ điều gì khác.

• Nếu thông báo lãi suất của FED vượt quá kỳ vọng của nhà đầu tư, thị trường tài sản có xu hướng chứng kiến ​​một đợt phục hồi lớn vì đó là tin tốt hơn những gì nhà đầu tư đã định giá.

• Vượt quá kỳ vọng của nhà đầu tư có nghĩa FED thông báo rằng họ sẽ tăng lãi suất thấp hơn mức ban đầu nói hoặc thậm chí hạ lãi suất. Nếu thông báo lãi suất của FED không phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư, thị trường tài sản có xu hướng gặp phải một sự sụp đổ lớn.

• Giảm kỳ vọng của nhà đầu tư có nghĩa là FED thông báo sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ hơn so với dự đoán ban đầu.

• Nếu bạn đang tự hỏi kỳ vọng của các nhà đầu tư này đến từ đâu, câu trả lời là hội đồng quản trị của FED, đặc biệt là chủ tịch Jerome Powell vì ông ấy về cơ bản là người có quyết định cuối cùng về lãi suất. Bên cạnh những bình luận của ban giám đốc FED trong các cuộc hội thảo và phỏng vấn khác nhau, những gì Jerome nói trong các thông báo hàng tháng của FED cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn sâu sắc hơn về các kế hoạch của FED. Những gì được đề cập trong biên bản hoặc tóm tắt các cuộc họp hàng tháng của FED cũng được các nhà đầu tư chú ý theo dõi. Điều buồn cười là biên bản các cuộc họp hàng tháng của FED thường được công bố khoảng 03 tuần sau khi các cuộc họp diễn ra, có lẽ để chuẩn bị cho các nhà đầu tư cho thông báo tiếp theo của FED. Rõ ràng nếu biên bản cho thấy rằng FED sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ hơn, thị trường có xu hướng giảm và ngược lại.

• Kỳ họp thàng tháng tiếp theo của FED sắp diễn ra vào thứ Tư, ngày 15 tháng 6, vì vậy hãy chuẩn bị để chứng kiến ​​một số biến động trên các thị trường tài sản bao gồm cả TT Tiền mã hóa. Về biên bản của FED cho các cuộc họp diễn ra vào ngày 14 & 15 tháng 6, chúng sẽ được công bố vào thứ 4 ngày 6 tháng 7, vì vậy hãy đánh dấu lịch của bạn để theo dõi.

2. Yếu tố vĩ mô thứ haicần được chú ý là chỉ số lạm phát ở Hoa Kỳ

Được đo bằng Chỉ số giá tiêu dùng hoặc CPI (Consumer Price Index) và Chỉ số giá Chi tiêu cho Tiêu dùng cá nhân hoặc PCE (Personal Consumption Expenditures price index).

• Nếu chỉ số CPI cao, FED có khả năng sẽ tăng lãi suất mạnh hơn và ngược lại. FED có đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát 2% vì vậy bất kỳ con số nào lớn hơn 2% thì được coi là cao trong mắt của họ.

• Chỉ số CPI là thước đo mức độ chi tiêu của mọi người cho hàng hóa và dịch vụ. Cách thị trường tài sản phản ứng với các báo cáo CPI một lần nữa thể hiện qua kỳ vọng của nhà đầu tư và động lực này ít nhiều giống với kết quả các cuộc họp báo của FED.

• Nếu chỉ số CPI phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư, thị trường tài sản có xu hướng tăng nhẹ. Nhưng với mức độ lạm phát cao mà chúng ta đã thấy gần đây, thì TT không hề có một phản ứng tăng giá nào. Nếu chỉ số CPI vượt quá kỳ vọng của nhà đầu tư, tức là thấp hơn nhiều so với dự kiến ​​thì thị trường tài sản có xu hướng chứng kiến ​​sự phục hồi lớn.

• Những gì các nhà đầu tư đang tìm kiếm bây giờ là những dấu hiệu của lạm phát đỉnh điểm và đang suy giảm ngay cả khi nó vẫn ở mức cao về mặt khách quan. Cơ sở lý luận là FED cũng sẽ nhìn thấy xu hướng giảm này và giảm tốc độ tăng lãi suất hoặc thậm chí là không điều chỉnh nữa khi lạm phát đã giảm theo chính sách tiền tệ hiện tại của họ. Nếu chỉ số CPI thấp hơn kỳ vọng của nhà đầu tư, tức là cao hơn nhiều so với dự kiến ​​thì thị trường tài sản có xu hướng chứng kiến ​​sự sụp đổ mạnh mẽ vì họ biết chắc rằng FED sẽ tăng lãi suất để đối phó.

• Cảnh báo cần nói ở đây là FED dường như không theo dõi sát sao chỉ số CPI và thực tế là CPI không là thước đo lý tưởng cho chỉ số lạm phát. FED thường quan tâm hơn đến Chỉ số giá Chi tiêu cho Tiêu dùng Cá nhân hoặc PCE đã đề cập ở trên và coi đây là một thước đo lạm phát tốt hơn.

• Giống như chỉ số CPI, PCE là thước đo mức độ chi tiêu trung bình của một hộ gia đình Mỹ cho hàng hóa và dịch vụ mỗi tháng. Trong báo cáo PCE gần đây nhất cho thấy rằng lạm phát có thể đã đạt đến đỉnh điểm. Và điều này có thể sẽ được xác nhận qua các báo cáo lạm phát trong tương lai có thể là từ PCE hoặc CPI.

• Báo cáo PCE tiếp theo sẽ ra mắt vào thứ Năm, ngày 30 tháng 6 nhưng tôi muốn lưu ý rằng thị trường tài sản dường như không phản ứng quá mạnh với nó mặc dù đó là công cụ đo lạm phát ưa thích của FED. Đó là lý do tại sao bạn cần theo dõi ngày ra báo cáo CPI tiếp theo và thứ Sáu, ngày 10 tháng 6 (chính tại thời điểm này hoặc ngày mai, tùy thuộc thời điểm bài viết này được đăng lên =)).

• Đối với Chỉ số Giá của Nhà sản xuất hoặc PPI (Producer Price Index) được coi là chỉ số hàng đầu cho CPI vì chi phí sản xuất gia tăng cuối cùng sẽ lại tìm đến người tiêu dùng. Mặc dù thị trường dường như cũng không phản ứng quá nhiều với báo cáo PPI, tuy nhiên chỉ số PPI gần đây nhất là một con số khổng lồ 11% và báo cáo PPI tiếp theo sẽ được phát hành vào thứ Ba ngày 14 tháng 6 ngay trước thềm cuộc họp báo của FED tháng này, thực sự là thời điểm hoàn hảo =)).

3. Yếu tố vĩ mô thứ 3 cần được chú ý và đó là bất cứ điều gì có thể gây ra lạm phát mạnh hơn

Bạn cần hiểu rằng mục đích FED đang tăng lãi suất để giảm lạm phát, vì vậy nếu lạm phát tiếp tục tăng vì bất cứ lý do gì thì họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

• Thực tế thì thời điểm này chúng ta nhìn thấy rất nhiều các yếu tố vĩ mô có thể làm tăng lạm phát. Nhưng hầu như tất cả chúng đều liên quan đến nguồn cung ứng sản phẩm (supply side) của bài toán lạm phát. Tuy nhiên tôi vẫn cần nhấn mạnh là tình hịnh lạm phát của Mỹ mà chúng ta đang thấy ngày nay là kết quả trực tiếp của các phản ứng tài chính của FED đối với đại dịch. Điều này có tác động làm tăng nhu cầu đối với các loại tài sản một cách thừa thãi. Tuy nhiên, phần lớn lạm phát mà chúng ta sẽ phải đối mặt vào ngày mai hay trong tương lai gần sẽ đến từ phía nguồn cung ứng sản phẩm của thị trường.

• Bài toán này có lẽ nằm hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của FED cho dù FED có tăng lãi suất đến bao nhiêu. Nó không thể ngăn các thành phố của Trung Quốc rơi vào tình trạng đóng cửa vì Covid đang tiếp tục gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, hoặc thuyết phục Nga xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để tạo ra 1 phần lớn nguồn cung lương thực của thế giới. FED cũng không thể thuyết phục các nhà hoạch định chính sách ở các nước Châu âu tăng cường sản xuất nhiên liệu hóa thạch trong nước để giảm chi phí năng lượng đang gia tăng đe dọa ổn định kinh tế của chính họ. Đây là lý do tại sao một số người tin rằng việc FED tăng lãi suất có lẽ sẽ vô ích và tại sao một số người khác lại tin rằng FED sẽ tăng lãi suất lên hai con số. Đó là bởi vì gần như điều duy nhất FED có thể làm để kiểm soát lạm phát là phá hủy nhu cầu (demand side) đến mức áp lực từ phía cung (supply side) là không quan trọng vì không ai đủ khả năng mua nữa =)). Điều này cũng có thể được cho là không thể thực hiện được vì sẽ luôn có nhu cầu đối với những thứ thiết yếu như thực phẩm và năng lượng.

• Điều này tất nhiên sẽ có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả các tài sản, đặc biệt là Tiền mã hóa và thậm chí cả Bitcoin và các Altcoins lớn. Bởi vì họ vẫn được coi là rủi ro cao bởi hầu hết các nhà đầu tư tổ chức. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể khiến các công ty và thậm chí một số quốc gia vỡ nợ. Chúng ta cùng nghĩ mà xem nếu thay vào đó là Mỹ sẽ rơi vào siêu lạm phát (hyperinflation), bạn có thể tự tin luôn là FED sẽ hy sinh mọi thứ để tránh kịch bản đó.

• Phần tồi tệ nhất là yếu tố vĩ mô gây ra lạm phát từ phía cung (supply side) không có theo lịch trình nào cả. Chúng thường được biết tới khi mọi thứ xảy ra rồi. Theo kinh nghiệm của tôi, việc cập nhật tin tức có thể giúp dự đoán những yếu tố vĩ mô này tuy nhiên có đủ thời gian để các nhà đầu tư hành động hay không thì đó lại là 1 câu chuyện khác. Ở một góc khác, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy những vấn đề về nguồn cung sẽ được giải quyết vào cuối năm nay do các cuộc bầu cử sắp tới ở Hoa Kỳ và các nơi khác. Lạm phát luôn là vấn đề lớn trong tâm trí của các cử tri, đến mức nó đã dẫn đến tỷ lệ chấp thuận thấp kỷ lục đối với các nhà lãnh đạo của hầu hết các quốc gia trước đây.

4. Yếu tố vĩ mô thứ 4 cần được chú ý là chỉ số tỉ lệ thất nghiệp hay còn gọi là báo cáo việc làm cùng với các chỉ số liên quan đến việc làm khác

Điều này là do FED được giao nhiệm vụ thực hiện hai việc đảm bảo ổn định giá cả, tức là đảm bảo lạm phát 2% và đảm bảo số lượng việc làm tối đa mà FED hiểu là tỷ lệ thất nghiệp 4%.

• Điều quan trọng cần hiểu ở đây rằng, tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ % những người đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được việc, chứ không phải là tỷ lệ số lượng đang tham gia trong lực lượng lao động, mà thực tế đã giảm dần kể khi bắt đầu đại dịch và vẫn chưa thể phục hồi trở lại mức trước đó. Như bạn có thể thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Mỹ thực sự đã giảm trong 1 thời gian dài kể từ đầu những năm 2000 và chủ yếu là do ngày càng có nhiều người lao động vào tuổi nghỉ hưu (nhóm Baby Boomers).

• Đây thực sự là lý do tại sao nhiều nhà đầu tư vĩ mô đang nghiêng về xu hướng giảm giá. Nếu lực lượng lao động đang thu hẹp thì rất khó để tăng trưởng kinh tế trong dài hạn mà không có AI và các công nghệ khác đi kèm. Không có gì ngạc nhiên khi lực lượng lao động đang bị thu hẹp vì tỉ lệ sinh sản cũng đang ở những con số không khả quan và đây cũng là điều mà Elon Musk CEO của Tesla vô cùng quan ngại.

• Theo báo cáo việc làm mới nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ đang ở mức khoảng 3,6%. Điều này rất quan trọng vì việc tăng lãi suất có xu hướng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp nên thực tế là với tỷ lệ thất nghiệp đang thấp hơn một chút so với mục tiêu của FED có nghĩa là FED có thể tiếp tục tăng lãi suất mà chưa phải lo đến chỉ số này. Đây là nơi mà 1 nghịch lý đau đầu xuất hiện. Bởi vì bạn nghĩ rằng thị trường sẽ phục hồi khi có tin tức rằng nhiều người đang được tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu nhiều người được tuyển dụng, điều đó có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp đang giảm và điều đó có nghĩa là FED có thể tăng lãi suất mạnh mẽ hơn. Đây là lý do tại sao thị trường sụp đổ theo báo cáo việc làm gần đây nhất cho thấy rằng nhiều việc làm đã được bổ sung hơn những gì các nhà đầu tư đã dự đoán, kỳ vọng.

• Nếu báo cáo việc làm tiết lộ rằng việc làm thực sự bị mất thì thị trường sẽ phục hồi, bởi vì điều đó có nghĩa là FED không thể tăng lãi suất một cách mạnh mẽ nữa. Đây là màn trình diễn vô cùng hài hước của hệ thống tài chính pháp định mà chúng ta có thể tự nhìn thấy. Và nó đặt ra câu hỏi liệu nó có tạo ra động cơ cho các Ngân hàng lớn và các nhà quản lý tài sản Tổ chức kiểm soát và phá hủy nền kinh tế hay không.

• CIO Rick Rieder của BlackRock dự đoán rằng báo cáo tích cực về các chỉ số việc làm của Mỹ vào tháng 5 có lẽ sẽ còn lâu nữa mới lặp lại. Rick cho rằng các công ty lớn đã bắt đầu cắt giảm nhân lực của họ và đóng băng việc tuyển dụng chứ không chỉ các công ty Tiền mã hóa. Điều này có nghĩa là có một số thời gian khó khăn ở phía trước cho những người làm công ăn lương bình thường và chúng ta sẽ cùng chờ đợi báo cáo việc làm tiếp theo của Mỹ được công bố vào thứ Sáu, ngày 8 tháng 7.

5. Yếu tố vĩ mô thứ 5 đó là thu nhập của các công ty công nghệ

Điều này là do thị trường Tiền mã hóa có mối tương quan cao với cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty công nghệ hoạt động trong mảng Tiền mã hóa hoặc nắm giữ, đầu tư vào Tiền mã hóa.

• Có thể một số các bạn sẽ biết các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ cần công bố báo cáo thu nhập hầu như hàng quý, tức là cứ ba tháng một lần. Cũng như nhiều yếu tố vĩ mô khác mà tôi đã đề cập phía trên, cách thu nhập của các công ty công nghệ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của họ về cơ bản (một lần nữa) phụ thuộc vào kỳ vọng của nhà đầu tư. Nếu thu nhập cao hơn kỳ vọng, cổ phiếu sẽ chứng kiến ​​một đợt phục hồi lớn về giá nếu chúng nằm trong dự đoán, cổ phiếu sẽ chứng kiến ​​một đợt phục hồi nhẹ và nếu chúng thấp hơn kỳ vọng thì bạn đều biết điều gì sẽ xảy ra, cổ phiếu lao dốc =)).

• Về lý do tại sao cổ phiếu công nghệ lại quan trọng như vậy, chủ yếu là do chúng tạo cấu thành nên phần lớn của chỉ số S&P 500, chỉ số chứng khoán theo dõi giá của 500 công ty hàng đầu của Mỹ theo vốn hóa thị trường. Khi cổ phiếu công nghệ phục hồi sau khi công bố báo cáo thu nhập tốt, nó có xu hướng khiến các cổ phiếu khác cũng như thị trường Tiền mã hóa tăng điểm.

• Tầm quan trọng của các cổ phiếu công nghệ có liên quan hoặc đầu tư vào Tiền mã hóa thì khá là dễ hiểu. Nếu một công ty như Coinbase công bố lợi nhuận tốt, thì có cơ hội một phần lợi nhuận này sẽ được tiếp tục đầu tư vào Tiền mã hóa. Ngược lại, nếu như Coinbase báo cáo thua lỗ nghiêm trọng, họ có thể buộc phải bán một số tài sản Tiền mã hóa của mình để trang trải chi phí hoạt động.

• Biến động giá của cổ phiếu công nghệ cũng đóng vai trò như một chỉ báo về mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận và đối với nhiều nhà đầu tư Tổ chức thì BTC rơi vào cùng loại rủi ro như Tesla. Lưu ý rằng chính sách tiền tệ của FED có thể có tác động đáng kể đến thu nhập của các công ty công nghệ một cách gián tiếp. Và thu nhập của công ty công nghệ gần như không ảnh hưởng đáng kể như các yếu tố vĩ mô khác mà tôi đã đề cập. Tuy nhiên chúng cũng đủ quan trọng đối với thị trường Tiền mã hóa để chúng ta nhắc đến.

*** Disclaimer: bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, và góc nhìn cá nhân có thể không đầy đủ, và đây chắc chắn không phải là một lời khuyên đầu tư.

Author: Fb Jimmy Le (VBI)

Tags: ảnh hưởngcryptothế giớithị trườngyếu tố
Previous Post

10 điều Recruiter cần biết để tuyển dụng tốt hơn cho SMEs

Next Post

Blockchain là hợp pháp, Crypto là không hợp pháp?

Trang Thu

Trang Thu

Next Post

Blockchain là hợp pháp, Crypto là không hợp pháp?

  • Trending
  • Comments
  • Latest

BD: Bật mí 4 điều về công việc có mức lương khủng trong Crypto

28 Tháng Tư, 2022

Tìm hiểu căn bản nhất về Tokenomics của người chơi hệ Non-tech

14 Tháng Ba, 2022

Cần gì để trở thành Community Manager?!

14 Tháng Năm, 2022

Gaming Guild có giải quyết được bài toán Scam cho người mới đầu tư?

10 Tháng Tư, 2022

Tìm hiểu căn bản nhất về Tokenomics của người chơi hệ Non-tech

0

4 cách xác định điểm bán một đồng Coin/token (Phần 1)

0

Có được nguồn thu nhập thụ động $15k/tháng từ 1 kênh Youtube như thế nào?

0

Cookies: Nguyên tắc hoạt động của Cookies trong Affiliate Marketing

0

A.I và chủ nghĩa thực dân kiểu mới

1 Tháng Hai, 2023

4 lý do lớn hủy diệt các công ty khởi nghiệp

31 Tháng Một, 2023

Gợi ý lựa chọn mô hình khởi nghiệp trong năm 2023

29 Tháng Một, 2023

10 điều bạn cần tự thấm khi làm nghề Marketing (hay nghề gì đi nữa)

29 Tháng Một, 2023

Recent News

A.I và chủ nghĩa thực dân kiểu mới

1 Tháng Hai, 2023

4 lý do lớn hủy diệt các công ty khởi nghiệp

31 Tháng Một, 2023

Gợi ý lựa chọn mô hình khởi nghiệp trong năm 2023

29 Tháng Một, 2023

10 điều bạn cần tự thấm khi làm nghề Marketing (hay nghề gì đi nữa)

29 Tháng Một, 2023

Risk Disclaimer: The information contained on this website is not investment advice. Trading financial instruments carry a high level of risk and one for which we strongly advise you to consult with your registered investor advisor.

Follow Us

Category

  • Ads
  • Affiliate
  • Blockchain
  • Crypto
  • Gaming Guild
  • Marketing
  • Metaverse
  • MMO
  • NFT
  • NFT Game
  • Quan điểm

Tin mới đây

A.I và chủ nghĩa thực dân kiểu mới

1 Tháng Hai, 2023

4 lý do lớn hủy diệt các công ty khởi nghiệp

31 Tháng Một, 2023
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Copyright © 2022 by Nghien.Net. All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Home
  • Blockchain
  • Marketing
  • MMO
  • SEO
  • Khác
  • Lời ngỏ
  • Liên hệ

Copyright © 2022 by Nghien.Net. All Rights Reserved.